Những cơn sổ mũi, nhức đầu thường dễ bỏ qua vì vặt vãnh. Tuy nhiên, đau đầu kéo dài có thể là triệu chứng cảnh báo thiếu máu não kéo theo những hệ lụy hết sức nguy hiểm sau đó.
1. Dấu hiệu nhận biết thiếu máu não
Đau đầu kéo dài: Đây là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và hay gặp nhất trong thiếu máu não. Lúc đầu, có thể bị đau nhói một vùng cố định, sau đó cơn đau sẽ lan ra khắp đầu. Người bệnh cũng xuất hiện cảm giác nặng đầu, nhất là khi di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy.
Hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ: Những cơn choáng, hoa mắt, chóng mặt sẽ ghé thăm bất kỳ lúc nào. Người bệnh cũng hiếm khi có được một giấc ngủ sâu. Khi thức dậy dễ cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm việc.
Đi lại khó khăn: Khi bị thiếu máu não, bạn khó có thể đi lại thuận lợi. Các chuyên gia khuyên rằng: ngay khi cảm thấy đứng không vững, bệnh nhân cần tìm cách dựa vào đâu đó hoặc nhẹ nhàng ngồi xuống; tránh để mất thăng bằng, dễ bị ngã ra đằng sau.
2. Những ai dễ bị thiếu máu não:
- Người bị thiếu máu
- Bị bệnh tim
- Thoái hóa đốt sống cổ (gây chèn ép làm hẹp đường đi của mạch máu lên não).
- Người cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, hút thuốc lá, uống rượu nhiều (dễ bị xơ vữa động mạch gây tắc mạch máu não).
3. Hậu quả của thiếu máu não
Tiêu thụ đến 20% dưỡng khí toàn cơ thể, não rất nhạy với tình trạng thiếu oxy. Trong vòng 10 giây nếu không được cung cấp máu, mô não bắt đầu có những rối loạn. Nếu thiếu máu não kéo dài trong 4 phút, các tế bào thần kinh đã bị huỷ hoại không thể phục hồi lại được.
Các thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị thiếu máu não trên thế giới cũng như Việt Nam chiếm từ 80 - 85% dân số. Đáng nói nhất, thiếu máu não chiếm tới 25% tổng số các tai biến mạch máu não, là bệnh gây tử vong cao thứ 3 chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch.
Không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi nặng, hay bị ngất, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thiếu máu não còn là nguyên nhân gây tổn thương thần kinh, suy chức năng tâm thần, suy giảm trí nhớ.
4. Tiếp sức cho máu lên não
Thiếu máu lên não có thể gây ra biến chứng tai biến mạch máu não (nhũn não), gây liệt nửa người hoặc tử vong cao nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được điều trị sớm.
- Để có thể duy trì đầy đủ lượng máu lên não, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng bổ máu, giàu sắt như thịt, gan, trứng, sữa, vừng…
- Những phương pháp luyện tập như đi bộ, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền là lựa chọn tốt nhất giúp cung cấp thêm dưỡng khí cho não cũng như toàn thân. Đặc biệt bài tập thở bụng.
- Đi khám sức khỏe để tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu não, từ đó cần tích cực điều trị các bệnh là nguyên nhân gây thiếu máu não: như bệnh tim, thoái hóa đốt sống cổ, cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao…
- Ngoài ra, có thể sử dụng các dược liệu giúp tăng cường máu lên não, giảm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ có nguồn gốc từ thiên nhiên như Đinh lăng và Bạch quả. Đinh lăng được Hải Thượng Lãn Ông mệnh danh là Nhân sâm của người Việt, rễ Đinh lăng có chứa nhiều Saponin có tác dụng như nhân sâm, vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể. Do đó Đinh lăng có tác dụng tăng cường trí nhớ, giải tỏa stress, tăng cường thể lực, chống suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh. Bạch quả được nghiên cứu bài bản bởi các nhà khoa học Pháp, có tác dụng làm giãn các mao mạch não, tăng tuần hoàn máu não. Bạch quả rất giàu các hoạt chất chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do và bảo vệ các tế bào thần kinh.